Cách lắp đèn LED ốp trần nổi khá đơn giản. Vì vậy thay vì thuê lắp đặt, chúng ta hoàn toàn có thể tự lắp đặt cho ngôi nhà của mình sẽ tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều. Nếu chưa biết cách lắp đặt, hãy tham khảo hướng dẫn sau đây của VMT chúng tôi nhé.
1. Các loại đèn ốp trần hiện nay
Với mỗi loại đèn ốp trần khác nhau sẽ có cách lắp đặt khác nhau. Vì vậy, nhận biết đèn LED ốp trần của bạn thuộc loại nào sẽ giúp bạn tìm được cách lắp đặt đèn phù hợp nhất.
Đèn LED ốp trần tròn
- Chất liệu chính cấu tạo nên đèn LED ốp trần đó là hợp kim nhôm được phun sơn tĩnh điện. Ngoài ra thì bề mặt đèn sử dụng tấm kính mờ, đáp ứng được 2 tiêu chí đó là độ bền và tính thẩm mỹ.
- Đèn LED ốp trần tròn sử dụng chip LED SMD, ưu điểm chính của chip LED SMD đó chính là tuổi thọ cao, khả năng tán xạ ánh sáng tốt.
- Dải công suất đèn LED ốp trần tròn rộng, đầy đủ công suất đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng, phổ biến là các công suất 6w, 12w, 18w, 24w, 36w…
- Đèn LED ốp trần tròn đạt tiêu chuẩn IP44 nhờ vậy mà đèn có khả năng chịu ẩm và chống các tia nước nhỏ.
- Hiện nay đèn LED ốp trần tròn thường dùng để chiếu sáng phòng khách, chiếu sáng nhà bếp, hành lang, hội trường…. vừa cung cấp ánh sáng vừa mang tính thẩm mỹ cho không gian.
Đèn LED ốp trần vuông
- Đèn LED ốp trần vuông khác với đèn LED ốp trần tròn nhiều nhất chính là về thiết kế hình dáng. Đèn LED ốp trần vuông có thiết kế dạng hình vuông.
- Cũng giống như đèn LED ốp trần tròn, LED ốp trần vuông sử dụng chip LED SMD. Đèn đạt tuổi thọ 50.000 giờ chiếu sáng. Hiệu suất phát quang lên đến hơn 100 lm/w giúp cho người dùng tiết kiệm chi phí tiền điện.
- Một vài công suất đèn LED ốp trần vuông khách hàng có thể tham khảo đó là 18w, 24w…
- Đèn LED ốp trần vuông được yêu thích sử dụng để chiếu sáng và trang trí cho các không gian phòng họp, khách sạn, hội nghị, phòng ăn…
Lưu ý nho nhỏ là chúng ta không nên lắp ở những khu vực bị hắt mưa, không đảm bảo sự khô thoáng bởi điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng ánh sáng của đèn, sẽ làm đèn nhanh bị hỏng.
2. Cách lắp đèn ốp trần nổi có giống với cách lắp đèn LED âm trần thạch cao
- Đã có không ít khách hàng nhầm giữa đèn ốp trần với đèn LED âm trần thạch cao tuy nhiên thì đây là hai dòng sản phẩm chiếu sáng khác hoàn toàn nhau bởi chúng có cấu tạo riêng biệt. Chính vì thế mà cách lắp đặt đèn LED âm trần thạch cao và đèn ốp trần nổi hoàn toàn khác nhau.
- Sự khác nhau đầu tiên trong lắp đặt đèn LED ốp trần nổi và âm trần là đèn LED âm trần được thiết kế gắn chìm vào bề mặt trần, còn đèn LED ốp trần nổi được gắn nổi lên bề mặt trần.
- Lắp đặt đèn LED âm trần cần phải khoét lỗ trần còn đèn LED ốp trần thì không cần.
- Việc lắp đặt đèn LED âm trần đòi hỏi sự tỉ mỉ, yêu cầu cao hơn đèn LED ốp trần nổi. Bởi đèn âm trần nổi cần khoét lỗ đèn, lỗ đèn cần phải được khoét chính xác, còn đèn ốp nổi thì không cần. Điều đó thể hiện ở khâu khoét lỗ đèn trên mặt trần thạch cao. Chúng ta cần xác định lỗ khoét hợp lý để lắp đặt vừa đèn LED âm trần. Không được quá rộng cũng không được quá hẹp so với đèn LED âm trần
3. Cách lắp đèn ốp trần nổi
Dụng cụ cần có
- Đèn LED ốp trần (thường thì bạn mua đèn ốp trần sẽ có luôn cả bộ nguồn, thanh thép cố định và ốc vít)
- Băng dính điện, tua vít, khoan
Các bước lắp đặt đèn ốp trần nổi
Bước 1: Đấu nối nguồn đèn LED ốp trần với nguồn điện
- Cần đọc kỹ thông số kỹ thuật ghi trên đèn xem đèn sử dụng điện áp nào trong chiếu sáng, nếu điện áp nhỏ hơn 220V bạn cần lắp đặt qua trung gian là 1 bộ đổi nguồn nữa. Tuy nhiên phần lớn đèn ốp trần trên thị trường đều sử dụng điện áp 220V nên ở bài viết này chúng tôi cũng đề cập đến cách lắp đặt loại đèn sử dụng hiệu điện thế 220V.
- Có thể đấu nối dây trực tiếp với nhau sau đó dùng băng dính điện cố định lại để đảm bảo an toàn khi sử dụng, hoặc bạn có thể dùng các đầu nối để nối sẽ chắc chắn và đảm bảo hơn rất nhiều.
Bước 2: Lắp cố định thanh thép với trần nhà
- Dùng khoan bê tông khoan lỗ để bắt vít cố định thanh thép.
- Số lỗ bắt vít sẽ tùy theo cấu tạo của thanh thép. Nếu thanh thép có 2 lỗ bạn nên khoan 2 lỗ, tuy nhiên, thông thường chỉ cần lỗ bắt vít ngay giữa thanh thép để cố định, do trọng lượng của đèn là khá nhẹ.
Bước 3: Lắp đèn với bộ nguồn
- Nối đầu còn lại của bộ nguồn với đèn LED ốp trần. Tương tự bạn có thể dùng các rắc nối hoặc đấu nối thông thường và cố định bằng băng dính điện.
Bước 4: Đặt bộ nguồn vào bên trong bộ đèn và dùng ốc vít cố định đèn với thanh thép
- Thân đèn LED ốp trần được thiết kế rỗng ở phía trong nên bạn có thể đặt được nguồn và dây dẫn phía trong đèn rất thẩm mỹ. Đây chính là điểm cộng của đèn LED ốp trần so với đèn LED âm trần. Mặc dù lắp nổi nhưng không bị hở nguồn hay dây dẫn, trong khi đèn LED âm trần lắp chìm sẽ rất khó tháo lắp.
- Ngắt cầu dao trong quá trình lắp đặt
- Đánh dấu sẵn các vị trí dự định lắp đèn
- Không lắp đèn ở vị trí dễ cháy nổ (ở những vị trí này nên lắp đặt đèn LED chống cháy nổ chuyên dụng)
- Thường xuyên vệ sinh đèn để đảm bảo ánh sáng của đèn.
VMT chúng tôi là nhà phân phối đèn LED chất lượng từ các thương hiệu đèn nổi tiếng như KingLED, Philips, ... Chúng tôi cam kết bán hàng chính hãng, chất lượng với giá thành cạnh tranh nhất, cùng với đó là chế độ bảo hành lâu dài, hậu mãi. Nếu như quý khách hàng nào cần tư vấn hay cần mua đèn LED, hãy đến với VMT chúng tôi để được tư vấn và mua những chiếc đèn chất lượng tốt nhé.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.